VÀI
SUY NGHĨ VỀ KIẾN TRÚC DÂN TỘC VÀ THỬ NGHIỆM
Nguyễn Vũ Hưng - 1989
Hiện nay, sáng tác kiến trúc ở nước ta có lẽ chưa hình thành phong cách, hoặc trào lưu kiến trúc như nhiều nước khác. Tạp chí Kiến trúc đã đăng nhiều bài giới thiệu một số trào lưu kiến trúc thế giới, điều này đã làm cho những kiến trúc sư có nhiệt tâm với kiến trúc nước nhà thêm bối rối, thậm chí sốt ruột nữa. Đến bao giờ ở nước ta mới có một nền kiến trúc “dân tộc hiện đại”? Chắc điều này đã dạy dứt tâm can nhiều thế hệ kiến trúc sư.
So với các nước phát triển thì điều kiện xây dụng kiến trúc của họ hơn hẳn và hiện đại hơn ta về mặt vật liệu, kỹ thuật xây dựng. Điều đó lại được biểu lộ trong các sáng tác với những phong cách riêng - phong cách “Tây” của họ. Nếu ta ra sức bắt chuột, dập khuôn theo thì không những không bao giờ đuổi kịp mà họ ngày càng bỏ xa ta.
Tôi cho rằng về mặt kỹ thuật xây dựng, vật liệu xây dựng ta phải thật cố sức kịp cái hiện đại của họ, nhưng phong cách kiến trúc phải khác hẳn. Đó là phong cách kiến trúc dân tộc Việt Nam: “Dân tộc - hiện đại”.
Nguyễn Du Chi đã tổng kết, chỉ riêng kiến trúc thời Lý và thời Trần đã có nhiều thể loại: Kiến trúc cung đình, kiến trúc tôn giáo chùa, đình làng, lăng mộ, thành quách, tháp đá, kiến trúc dát nung...
Ngày nghỉ tôi có cái thú thăm đình, thăm chùa. Rồi sưu tầm các bản vẽ ghi như mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt, mặt bằng toàn thể. Rồi tôi đam mê đình chùa, tìm hiểu đình chùa, với một tâm trạng thích thú tự nguyện. Chắt lọc được ít nào tôi suy ngẫm và mạnh dạn áp dụng vào sáng tác cụ thể của mình.
Tôi cho rằng kết luận của Trịnh Cao Tưởng năm 1982 về đình làng là rất xác đáng: “Đình làng vốn là nơi: “Thực hiện mọi sự kiện của đời sống xã hội Việt Nam”. Đó là nơi thờ thành hoàng, vị thần bảo trợ làng, là trụ sở hành chính của xã thôn nơi họp hội đồng kỳ mục để bổ bán binh dịch, phân chia công điền, công thổ, đặt khoán ước, giải quyết các vụ tranh chấp, thu thuế, thúc sưu... và cũng là nơi phạt vạ ăn khao. Trong những ngày hội làng, thường là những ngày giỗ thành hoàng, đình trở thành trung tâm văn hóa của làng. Tất cả kho tàng văn hóa, tích lũy từ đời này qua đời khác, được trình bày nơi đây, với sự tham gia tự nguyện của mọi dân làng.
“Về mặt tạo hình, mọi người nghiên cứu ngôi đình có thể dễ dàng nhất trí với nhau xem đây là gương mặt của nền kiến trúc cổ Việt Nam. Nó không chị là công trình oai nghiêm và đồ sộ nhất trong khung cảnh làng quê nghèo nàn thời phong kiến mà còn là nơi bảo tồn khá trọn vẹn những đặc điểm của nền kiến trúc dân tộc, vì ít chịu hơn hết ảnh hưởng của kiến trúc bên ngoài. Nhũng phát hiện trong hơn mười năm qua còn đua từ không gian tranh tối tranh sáng của đình làng ra trước dư luận nghệ thuật cả một kho tàng nghệ thuật bất ngờ những tác phẩm điêu khắc gỗ dân gian Việt Nam qua ba thế kỷ XVI, XVII, XVIII. Ở đây, người ta không chỉ tìm thấy những tư tưởng tự do vượt lên không khí ngột ngạt của vương quyền và thần quyền, mà còn đứng trước bức tranh sống động về nhiều khía cạnh của cuộc sống làng quê thua trước”.
Liệu ý kiến này có được đông đảo các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa, dân tộc học, khảo cổ học, kiến trúc xây dựng… hoàn toàn nhất trí hay không? Tuy công trình tập thể tìm hiểu đình làng đã diễn ra sau 80 năm rồi mà vẫn chưa hoàn toàn kết thúc bước ban đầu, vẫn còn là mảng đề tài nóng hổi.
Lần theo các bậc đi trước trong đội ngũ nghiên cứu về đình làng: Giran, P.Gonrou, L.Bezacier, Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Văn Khoan, Nguyễn Bá Lăng, Lê Văn Hảo, Ngô Huy Quỳnh, Hoàng Linh, Trần Tuy, Thái Bá Vân, Nguyễn Du Chi, Chu Quang Trứ… tôi cũng cố gắng dò dẫm, tìm hiểu, đúc rút mang những kết quả ít ỏi và sáng tác kiến trúc của mình với mục đích thử nghiệm, với tinh thần thà có chút ít còn hơn không có gì.
Kiến trúc đình chùa - kiến trúc truyền thống Việt Nam là kiến trúc gỗ, truyền thống này đối lập với kiến trúc tiêu biểu của châu Âu là kiến trúc gạch đá. Ở đây chưa đề cập chi tiết đến sự khác nhau giữa kiến trúc gỗ Việt Nam với kiến trúc gỗ của một số nước khác như Trung Quốc, Nhật Bản... (độ dốc mái, dáng mái, dạng kết cấu liên kết giữa các cột, chi tiết cấu tạo để chống đỡ phần nhô ra của mái đua, mặt bằng toàn thể v.v...).
Những đặc trưng mang tính bản chất của kiến trúc gỗ truyền thống Việt Nam là:
- Cấu trúc: Cột là kết cấu chịu lục, tường mang tính chất ngăn che. Đây là sự tương phản mang tính bản chất với nền kiến trúc châu Âu, trong đó gạch đá được dùng làm vật liệu phổ biến chủ yếu nhất kể từ thời kỳ cổ Hy Lạp - La Mã. Các công trình gạch đá châu Âu, kết cấu chịu lực phải dựa trên hệ thống xây ghép hoặc cuốn vòm, trên các của sổ hoặc cửa đi cũng là những cuốn vòm hoặc lanh tô, loại công trình này tường nhà là cần thiết và là bộ phận chịu lực cuối cùng, cho nên người ta không thể mở thật rộng cửa sổ và cửa đi theo ý muốn cần thiết. Ngược lại ở các công trình gỗ của kiến trúc Việt Nam, cột là kết cấu chịu lực, tường không phải là kết cấu quan trọng nên người ta có thể tạo kích thước cửa sổ, cửa đi tối đa theo ý muốn, ví dụ như đình làng Đình Bảng trong những ngày lễ hội người ta có thể mở tung tất cả các cánh cửa bức bàn bốn mặt nhà của tòa tiền tế.
Kết cấu khung cột với hệ thống dằng đã tạo ra cho công trình chống trả được gió, bão, thâm chí cả động đất nữa. Chả thế, có nhiều nơi dân làng đã kích cả tòa đình lên cao hàng mét, hoặc xoay 180º.
Ở đặc điểm này tôi đã thử nghiệm bằng cách cho công trình vẫn là kết cấu bê tông cốt thép hiện đại nhưng lại phải làm sao cho “phảng phất gợi lại kiến trúc gỗ” của ông cha ta.
- Những cấu kiện cấu tạo cũng đồng thời là cấu kiện trang trí của công trình.
- Những cột, kẻ, bẩy, dầm chính và những cấu kiện của công trình thì luôn luôn phơi bày ra, tôi nhấn mạnh ý này “lộ kết cấu ra”. Tôi cho phương pháp thể hiện “lộ kết cấu ra” có tính chất phương Đông nói chung, Việt Nam nói riêng, phương pháp này có thể có tác dụng trực tiếp hơn, lôi cuốn hơn phương pháp che kín kết cấu của châu Âu.
Trong công trình thử nghiệm tôi đã vận dụng tối đa đặc điểm “lộ kết cấu ra” một cách dứt khoát, rõ ràng.
- Bộ mái:Cái đẹp, cái duyên, cái tự hào của kiến trúc cổ Việt Nam nằm ngay bên trong của các thể loại mái.
Mái là một trong những bộ phận quan trọng nhất của kiến trúc cổ cả về chức năng lẫn cảm giác thẩm mỹ.
Tôi cho rằng cái thần của kiến trúc cổ Việt Nam là bộ mái.
Mái chùa Tây Phương kiêu hãnh và bay bổng. Mái nguy nga tạo nhã của nội cung Huế. Mái đồ sộ nhưng vẫn nhẹ nhàng gần gũi của Đình Bảng. Mái trang nhã thanh lịch của những thủy đình, thủy tạ, nhà rối nước...
Hiện nay ta đang dùng mái bê tông là chủ yếu, độ dốc mái nhỏ chừng 5%. Không ai cho phép dùng chất liệu bê tông cốt thép lại mô phỏng dúng như các mái cổ được, bắt chước như thế là vô lý, lố bịch.
Trong kiến trúc dân tộc, bộ mái chiếm một phần rất quan trọng, thì đối với kiến trúc hiện đại cũng phải tập trung nghiên cứu bộ mái bê tông cốt thép chiếm một phần quan trọng như thế trong cái đẹp của toàn thể công trình. Ví như cái đẹp của mái đình chiếm 50% thì mái bê tông cốt thép cũng phải chiếm 50% của tổng thể thẩm mỹ công trình. Điều này đã xuyên suốt trong các công trình thử nghiệm của tôi: Mái panen hai lớp dốc 5% có con sơn đỡ, có diềm mái để chắn nắng bằng bê tông cốt thép. Hoặc mái bằng tôn, dốc 18 - 20%, trần bằng panen chữ U...
- Cột:Kiến trúc sư Ngô Huy Quỳnh đã tóm tắt kiểu thức của nền kiến trúc cổ Việt Nam thành ba chữ “Cột - Xà - kẻ”. Điều này có nghĩa là không có cột thì không có kiến trúc cổ, hệ cột cũng đã góp phần quan trọng trong kiến trúc cổ Việt Nam.
Phơi bầy hệ cột là một yếu tố nhất thiết phải có trong kiến trúc cổ. Ý thức được vấn đề này tôi đã cố gắng phơi bày hệ cột trong sáng tác của mình.
Tất nhiên các thức cột qua các thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn có khác nhau, đó là chưa kể đến sự khác biệt với các thức cột của các nước khác, ngay trong một nước như nước Trung Quốc thì thức cột đời Minh đã khác đòi Thanh rồi v.v...
Ở nước ta, chưa có công trình nào nghiên cứu kỹ và toàn diện đưa về các dạng thức toán học, các thức, các tỷ lệ vàng của kiến trúc cổ như là đối với các kiến trúc cổ La Mã - Hy Lạp.
Tôi cũng mới chỉ có một nhận xét sơ sơ là các thức cột thời Trần mang tính khỏe mạnh, còn thời Nguyễn mang tính thanh lịch, quý phái.
Tôi cũng đã thử áp dụng dạng thức thời Nguyễn.
Ngày nay ta làm cột bằng bê tông cốt thép, đi sâu vào cây cột, hệ cột cũng có nhiều khía cạnh lý thú, đáng quan tâm: tỷ lệ chiều cao cột với khoảng cách cột, sự thu hẹp bước cột của hai chái đầu hồi, chân cột xử lý ra sao, cột béo, cột gầy, cột cao, cột lùn, cột có đế hay không có đế, cột vuông, cột tròn, chữ nhật hay elip, sự biến thiên của các bước cột, tầng nào cho cột ẩn, tầng nào cho cột hiện v.v... nói chung là có rất nhiều vấn đề liên quan đến cây cột, hệ cột khiến người kiến trúc sư phải bỏ công súc ra khá nhiều trong khi nghiên cứu sáng tác.
- Hàng hiên: Là cột với hiên. Trong kiến trúc cổ Việt Nam, tất cả những phần kiến trúc của công trình (kể cả hiên) không có phần nào nhô ra khỏi mái, đều từ giọt gianh trở vào. Hàng hiện đều được che mua, chắn nắng.
Hàng hiên ngoài tính chất thục dụng là che mưa nắng tạo công trình mát mẻ, đồng thời cũng gây được cảm giác là công trình ở xứ sở Á Đông nhiệt đới và cũng tạo độ sẫm trên mặt nhà, mặt đứng công trình có nhiều bóng đổ và bóng bản thân khiến công trình không có cảm giác căng thẳng, chói chang. Tôi cho rằng nên khai thác và lưu ý nhiều đến hàng hiên.
Trong những công trình hiện nay tôi chỉ làm hàng hiện hoặc Lôgia chứ không làm ban công, vì làm ban công trông có vẻ “Tây” quá, với khí hậu nước ta ban công không che được mưa nắng triệt để.
- Mái đua - Con sơn (bẩy): Là một đặc trưng dáng chú ý của kiến trúc cổ. Mái đua - con sơn phục vụ tốt việc làm tăng thêm cảm giác về sự ổn định và sự hài hòa của hình dáng công trình. Mái đua không chỉ để trang trí mà thực sự do cần thiết là vì mùa hè ở ta không khí nóng và ẩm, người ta rất thích mở của để thông gió ngay trong lúc mưa nặng hạt và cũng để ngăn ánh sáng trực tiếp của mặt trời chiếu vào nội thất.
Mái đua - con sơn của kiến trúc cổ bao giờ cũng là con sơn dem (không bao giờ có bấy kép). Nhật Bản mới làm con sơn kép, điều này thể hiện rất rõ trong sáng tác của kiến trúc sư Kendo Tăng. Tác giả Việt Nam nào sơ ý làm con sơn kép thì công trình có cảm giác lại Nhật ngay. Một vài công trình của kiến trúc sư Quitana Cuba cũng gây cảm giác lai Nhật.
Phía trên của cột kết thúc bằng sự liên hệ với bẩy, kẻ, hoặc xà chứ không đâm thẳng vào mái. Điều này khi nghiên cứu cột, kết thúc của cột, mái, diềm mái cũng cần phải rất lưu tâm đến.
- Lan can, vòm, cửa: Lan can kiến trúc cổ Việt Nam bằng gỗ, đá, bằng gạch có tỷ lệ khác hẳn kiến trúc cổ châu Âu. Tôi đã vận dụng tỷ lệ và nhịp điệu lan can bằng gỗ chùa Keo Thái Bình và một số con tiện thời Trần để làm lan can bằng bê tông cốt thép thì tôi nhận thấy cũng có hiệu quả.
Trong kiến trúc cổ của ta vòm bao giờ cũng là hình bán nguyệt có tiếp điểm rạch ròi, khác hẳn với vòm gôtích hoặc vòm Ả Rập.
Tôi cũng đã thử nghiệm vòm và làm thêm cả vòm ngang, vòm ngược, nhung bao giờ cũng phải là vòm nửa vòng tròn - vòm bán nguyệt cổ truyền.
Cửa đình chùa ngày xưa chỉ toàn bằng gỗ: Cửa bức bàn trơn, cửa chính có chạm trổ, cửa đặc kết hợp với cọ tiện v.v... Bây giờ ta dùng phổ biến là cửa kính, của chớp. Tôi cho rằng nếu có tìm lại nét dáng xưa thì đó là những kích thước tổng thể của bộ cửa. Ví dụ một cánh cửa chùa Phổ Minh thời Trần cách đây 700 năm tỷ lệ rất đẹp (1,92m x 0,79m) chúng tôi đã áp dụng tỷ lệ này vào của gỗ đặc của bảo tàng Hồ Chí Minh, kết hợp với đường xoi lõm nửa vòng tròn và chỉ rút của án thư chùa Thầy thấy cũng có kết
quá.
- Cảm giác kiến trúc - tổ hợp mặt bằng: Trong chuyến tham quan đình Đình Bảng 7-1989 nhà thơ Huy Cận đã có nhận xét rất tinh tế là kiến trúc cổ Việt Nam ở châu Á và kiến trúc cổ Hy Lạp ở châu Âu có một điều rất giống nhau, đó là kiến trúc của hai nước rất gần gũi với con người, điều này ngược lại với kiến trúc cổ của đa số các nước khác như Ai Cập, Trung Quốc, kiến trúc gôtích... đã gây cho con người cảm giác bị đè nén, nhỏ bé trước vương quyền và thần quyền. Ví dụ như tòa thị chính Hà Nội mới xây xong, tôi không hề phê phán xấu hay đẹp, mà chỉ muốn nói công trình này gây cảm giác dọa nạt đối với mỗi người dân đến đây để giải quyết công việc hay thỉnh cầu điều gì đó. Tôi cho đó không phải là cảm giác kiến trúc truyền thống.
Kiến trúc cổ Việt Nam dựa trên đường nét ngay thẳng. Việc sử dụng những đường thẳng thể hiện rõ nhất qua tổ hợp mặt bằng và chính là thiết kế hợp lý nhất có thể chấp nhận được khi dùng vật liệu gỗ. Bởi vậy ở đây chúng ta có thể thấy chiều cao, mặt cắt xuất phát từ mặt bằng, kiến trúc cổ luôn luôn tổ hợp từ đường thẳng, việc sử dụng những đường nét ngay thẳng phổ biến như vậy là một đặc trưng trong cách nhìn thực tiễn của phong cách kiến trúc cổ Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh có lần đã khuyên các kiến trúc sư là “Các chú làm kiến trúc nên làm cho ngang ngay, số thẳng”. Vận dụng đặc trưng này trong sáng tác hiện nay thì tùy theo liều lượng dùng của người kiến trúc sư.
- Màu sắc:Trong màu sắc ta cũng tìm thấy những đặc trưng có giá trị của kiến trúc cổ. Màu sắc tự nhiên là nền tảng của hệ thống màu sắc trong kiến trúc cổ. Bằng việc sử dụng những màu tìm thấy ở vật liệu thiên nhiên những nhà kiến trúc xưa kia đã thu được những hiệu quả cao.
Bức tranh màu sắc toàn cảnh của công trình đình chùa là màu sắc phong phú của nội cung do ánh sáng yếu nên đã sử dụng ba mầu nguyên chất vàng, đỏ, đen (thếp vàng, sơn ta màu son, then) còn lại phần lớn là màu sắc tự nhiên: Nâu nhạt của gỗ, nâu đỏ của vách xây gạch trần và gạch lát nền, xám của ngói nung. Sự truyền cảm gây ra bởi màu sắc không rõ rệt của gỗ mộc và các vật liệu thiên nhiên khác luôn là đơn giản và tao nhã. Biểu hiện thẩm mỹ màu sắc của kiến trúc cổ là khiêm tốn và "nguyên chất" mà không tẻ nhạt hoặc đơn điệu.
Về màu của kiến trúc cổ Trung Quốc, tiến sĩ T.Ite viết: “Kiến trúc cổ Trung Quốc là nền kiến trúc của màu sắc. Nếu chúng ta tách bỏ màu sắc ra thì kiến trúc cổ Trung Quốc sẽ chẳng còn gì. Mỗi một bộ phận của kiến trúc cổ Trung Quốc đã dùng màu sắc một cách phong phú và sâu sắc, và chẳng có một bộ nào lại không có màu sắc”. Vì sao Trung Quốc lại ưa dùng màu quá nhiều trong các công trình kiến trúc cổ? Có thể do thẩm mỹ! Công bằng nhận xét, những nhà kiến trúc Trung Quốc dã dán một lớp màu bên ngoài đề làm cho công trình trông đẹp hơn và bảo quản lâu bền hơn. Tương truyền rằng ở cố cung vua chúa Trung Quốc đã dùng máu của hàng vạn tử tù để nhuộm cột. Mà đã dùng máu để pha chế nhuộm gỗ thì màu bền muôn thuở. Nếu đúng vậy thì cái giá chuộng màu sắc thật là kinh khủng. Như vậy màu sắc của kiến trúc cổ Trung Quốc đối lập hẳn với màu sắc của kiến trúc cổ Việt Nam.
- Vườn:Thưởng thức vườn cổ Việt Nam phải vừa đi vừa ngắm, tầm nhìn luôn thay đổi, cây cối hoa lá phong phú. Ngoài những nguyên tắc chung về bố trí vườn còn có những đặc điểm riêng như mặt nước - đá xếp - cây thế.
- Về vấn đề nhà sàn: Trên mặt trống đồng Ngọc Lũ của người Việt có ghi lại hình ảnh của hai kiểu nhà thời Đông Sơn: một kiểu nhà mái cong - sống võng và một kiểu nhà mái cong - sống lồi, hai kiểu này đều là nhà sàn cả. Đình Đình Bảng cũng là dạng nhà sàn. Vậy thì nhà sàn có lẽ là đặc điểm kiến trúc tối cổ của người Việt. Ngày nay ta làm nhà bê tông cốt thép trên cột thì liệu có gọi lại truyền thống kiến trúc cổ của nền văn hóa Đông Sơn chăng?
Trên đây là đôi nét suy nghĩ của tôi về kiến trúc dân tộc và một vài thử nghiệm nhỏ bé trong quá trình làm nghề, tôi xin mạnh dạn trình bày với tinh thần thà chút ít còn hơn không, thậm chí còn nông cạn nữa, rất mong các bạn đồng nghiệp phê phán và cho ý kiến giúp đỡ.
©
2024 Grid of Vietnamese Modernism